Sự ngoài cuộc của người Anh Bóng_đá_tại_Thế_vận_hội_Mùa_hè

Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không có cơ quan điều hành bóng đá chung, và mỗi quốc gia thuộc Vương quốc Anh có một đội tuyển riêng. Chỉ có Hiệp hội bóng đá Anh (FA) trực thuộc Hiệp hội Olympic Anh (BOA). FA cũng là đơn vị cung cấp cầu thủ cho đội Anh Quốc tại các giải bóng đá cho tới năm 1972. Vào năm 1974, FA bãi bỏ phân biệt giữa bóng đá "nghiệp dư" và "chuyên nghiệp", và ngừng tham dự Olympics. Mặc dù FIFA chuyên nghiệp hóa bóng đá tại Olympic kể từ năm 1984, FA vẫn không tham dự trở lại, vì các quốc gia trong Liên hiệp Anh lo ngại về việc FIFA sẽ lại đặt vấn đề đối với sự chia tách của các nước này tại các giải đấu của FIFA cũng như trong Hội đồng Liên đoàn bóng đá Quốc tế.[4][5] Khi Luân Đôn được chọn là chủ nhà Thế vận hội Mùa hè 2012, áp lực được đặt lên vai FA nhằm thành lập đội tuyển Vương quốc Anh.[6] Vào năm 2009 FA đạt thỏa thuận với Hiệp hội bóng đá Wales, Hiệp hội bóng đá ScotlandHiệp hội bóng đá Ireland của Bắc Ireland rằng sẽ chỉ có cầu thủ của Anh trong thành phần đội tuyển;[7] Tuy nhiên BOA bác bỏ thỏa thuận này,[8] và cuối cùng cầu thủ của xứ Wales xuất hiện ở cả hai đội hình còn các cầu thủ Scotland có mặt trong đội hình đội tuyển nữ.[9][10] Sau Thế vận hội 2012, FA quyết định sẽ vẫn không tham gia các giải đấu tại Olympic.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bóng_đá_tại_Thế_vận_hội_Mùa_hè http://www.concacaf.com/wp-content/uploads/2015/08... http://www.fifa.com/mensolympic/index.html http://www.fifa.com/womensolympic/index.html http://www.guinnessworldrecords.com/news/2016/8/ne... http://www.larepublica.com.pe/content/view/238377/ http://news.bbc.co.uk/sport1/hi/olympic_games/8072... http://news.bbc.co.uk/sport1/hi/olympics/Lu%C3%A2n http://www.dailymail.co.uk/sport/olympics/article-... http://www.dailymail.co.uk/sport/olympics/article-... http://www.guardian.co.uk/sport/blog/2011/nov/24/f...